Lão hóa da - thammydrkiem.com

Hotline: 0966771966 Địa chỉ: 219 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Lão hóa da

LÃO HÓA DA 

(Skin aging) 

                                         TS.BS Phạm Cao Kiêm 

THẾ NÀO LÀ LÃO HÓA DA 

           Lão hóa da là quá trình sinh lý tự nhiên từ nội sinh (lão hóa nội sinh) cơ thể và sự tác động từ môi trường bên ngoài (lão hóa ngoại sinh) như ánh nắng, môi trường, thói quen sống. Thông thường hai quá trình lão hóa này kết hợp làm cho sự lão hóa trầm trọng hơn. Để chống lão hóa hiệu quả cần phải sử dụng các biện pháp, các sản phẩm, công nghệ để tấn công lão hóa từ nội sinh kết hợp với bên ngoài.

Thien Binh

 

NGUYÊN NHÂN  

           Nguyên nhân gây lão hóa da là sự phối hợp của các yếu tố nội sinh, ngoại sinh. Không một yếu tố nào đóng vai trò chính, sự phối hợp của các yếu tố gây lõa hóa da. 

Nguyên nhân nội sinh 

           Lão hóa nội sinh gây ra bởi quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, các bộ phận trên cơ thể thu nhỏ, kém đàn hồi, khó phục hồi do có hiện tượng các tế bào lão hóa theo chương trình. Lão hóa da nội sinh xảy ra ở tất cả các loại da, ở tất cả mọi người, mọi chủng tộc, mọi giới. 

           Giảm chu kỳ tái tạo tế bào, giảm collagen tuýp I ở người lớn tuổi. 

Lão hóa ngoại sinh 

Ánh nắng 

          Hàng ngày ánh nắng (tia tử ngoại) gây nên hàng ngàn các thay đổi vi thể trong tế bào làm da mất đàn hồi, nhăn nheo. 

          Người có tuýp da loại I – II (tóc đỏ, vàng hoe, mắt xanh) theo phân loại của Fitzpatrick dễ bị tổn thương. 

          Sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Việt Nam.

          Sống vùng cao. 

          Làm việc thường xuyên ngoài trời. 

          Tiếp xúc với nguồn sáng nhân tạo như tia UV. 

         Có gen lão hóa sớm di truyền. 

         Ánh nắng làm giảm quá trình biệt hóa của tế bào sừng làm dầy sừng. 

Tiền mãn kinh: Trong giai đoạn này hiệu quả bảo vệ của oestrogen giảm đi, quá trình lão hóa tăng lên. 

Hút thuốc: thuốc tác động lên quá trinh lão hóa của da qua 

          Chất nicotin trong thuốc làm hẹp lòng mạch và gây giảm tốc độ máu, giảm nồng độ oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào. 

          Rất nhiều chất hóa học trong thuốc làm tăng men Matrix metalloproteinases (MMPs) trong da, làm giảm collagen và elastin. 

          Hơi nóng của thuốc làm tác động vào cơ làm tăng nếp nhăn. 

          Thuốc chứa các chất tiền ung thư như nitrosamines và hắc ín 

Dinh dưỡng 

          Hoa quả, rau ăn, chè chứa các chất chống ô xy hóa. 

          Sử dụng nhiều vitamin C và a xít linoleic làm giảm nếp nhăn, giảm khô da và giảm teo da. 

          Ăn nhiều mỡ, carbohydrat làm tăng nếp nhăn và teo da. 

          Bôi Vitamin A làm giảm MMPs. 

          Ăn dầu cá có tác dụng chống nắng. 

Rối loạn miễn dịch: lão hóa da có thể là dấu hiệu của bệnh lý miễn dịch như bệnh suy giảm miễn dịch, sử dụng chất ức chế miễn dịch, chấn thương tâm lý mãn tính. 

BIỂU HIỆN CỦA LÃO HÓA DA 

Lão hóa nội sinh 

         Da khô, nhợt nhạt, mịn, mỏng, trong suốt và không tỳ vết. 

         Nhăn nheo một cách tinh vi, do các trọng lực và lực phù hợp quyết định cách các protein được gấp lại. 

         Da chảy xệ hoặc nhão có thể xảy ra khi cơ thể chuyển động, do mất tính đàn hồi.

         Thay đổi sắc tố rất nhẹ và đều đặn so với da lão hóa ngoại sinh. 

         Có xu hướng phát triển nhiều loại u lành tính, chẳng hạn như tăng sản bã nhờn và u mạch anh đào. 

         Ung thư da ít phổ biến hơn so với lão hóa da ngoại sinh 

         Bề mặt của da vẫn còn duy trì các họa tiết hình học trẻ trung. 

Lão hóa da ngoại sinh 

         Lão hóa ngoại sinh, chẳng hạn như lão hóa do ánh nắng, có liên quan đến các yếu 
tố môi trường.
         Lão hóa ngoại sinh ảnh hưởng đến các vùng da hở như mặt, cổ và cánh tay.
         Các đặc điểm tổn thương bao gồm da thô ráp, sần sùi, nhăn sâu, rối loạn sắc tố, 
ban xuất huyết,
giãn mao mạch, và xuất hiện các tổn thương da lành tính và ác tính.
         Các tổn thương tăng sắc tố bao gồm lốm đốm lan tỏa, tàn nhang, nốt sần và dày 
sừng tiết bã phẳng.
         Các nếp nhăn sâu thường được tìm thấy trên trán của mỗi người và ở vùng quanh
mắt.
         Những thay đổi trên da do ánh nắng mặt trời gây ra khác nhau đáng kể giữa 
các cá nhân, phản ánh sự khác biệt vốn có về tính dễ bị tổn thương khi tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời và khả năng sửa chữa. Ngay cả đối với những người da trắng,
lão hóa da ngoại sinh người thuộc tuýp da I – III thường khác với những người
tuýp da IV – VI.

 Chủng tộc 

          Mức độ ảnh hưởng của lão hóa do ánh sáng trên sắc tộc và phân loại da của 
Fitzpatrick. Những người da trắng có gốc Bắc Âu (Fitzpatrick phototypes I – III)
dễ bị
tổn thương hơn những người
   da màu (Fitzpatrick phototypes IV – VI, bao gồm những người gốc Phi, Mỹ gốc Phi,
Châu Á và người gốc Latinh hoặc Tây Ban Nha ), với khả năng bảo vệ melanin
chống lại các tác hại do ánh nắng mặt trời gây ra.

 Phì đại và teo da do ánh nắng 

         Ở người da trắng, lão hóa da do ánh sáng có 2 loại: 

Phì đại: Đặc trưng bởi các nếp nhăn sâu. 

Teo da: - Đặc trưng bởi giãn mao mạch, bề mặt nhẵn, không có nếp nhăn,xuất hiện một loạt tổn thương da lành tính và ác tính. 

         Người có tuýp da Fitzpactrick ≥ III có xu hướng lão hóa da phì đại, ngược lại người có tuýp da ≤ II có xu hướng lão hóa kiểu teo da.

 

Biểu hiện Lão hóa kiểu teo da Lão hóa kiểu phì đại
Nếp nhăn Thoáng qua, khó nhận biết Sâu, thô
Cấu trúc da Mịn, mỏng Da dày, thô ráp
Biểu hiện Da sáng màu Da tối màu
Sắc tố Điểm mất sắc tố Rối loạn sắc tố
Mạch máu Thường có giãn mao mạch, xuất huyết da Rất hiếm giãn mạch
Biến đổi da Dày sừng ánh nắng, ung thư da Dày sừng ánh nắng, ung thư da
Khác Poikiloderma of Civatte Hội chứng Favre-Racouchot 

 

Mô bệnh học 

         Lớp da mỏng: thượng bì teo, trung bì mỏng gây biểu hiện da mỏng, tông da yếu. 

         Nhú bì xẹp: làm giảm mạch máu nuôi dưỡng da. 

         Giảm số lượng sợi collagen và elastin dẫn đến da mỏng, kém đàn hồi. 

         Giảm lớp mỡ dưới da gây da chảy xệ, lỏng lẻo. 

ĐIỀU TRỊ 

Tổn thương ung thư, tiền ung thư 

          Thuốc bôi, áp ni tơ lạnh, đốt điện cho dày sừng ánh sáng, ung thư da tại chỗ. 

          Ung thư da tế bào đáy: tiểu phẫu, thuốc bôi. 

          Ung thư da tế bào gai, ung thư hắc tố: phẫu thuật cắt bỏ ung thư. 

Da khô và sạm màu 

          Chất dưỡng ẩm sẽ giúp cải thiện làn da khô và bong tróc. 

          Axit alpha hydroxy, vitamin C, axit lipoic, isoflavone đậu nành hoặc kem retinoid bôi thường xuyên trong thời gian dài sẽ làm giảm tình trạng khô da. Chúng cũng có thể làm giảm số lượng các nếp nhăn nhỏ và làm mờ sắc tố da.

 Trẻ hóa da mặt 

           Chất làm đầy: Axit hyaluronic, polytetrafluoroethylen và cấy mỡ. 

           Tiêm chất thư giãn cơ botulinum toxin để giảm nếp nhăn. 

           Điều trị giãn mạch bằng laser mạch máu và liệu pháp xơ hóa. 

           Quy trình tái tạo bề mặt: Mài da, thay da sinh họctrẻ hóa bằng công nghệ. 

           Phẫu thuật căng da mặt, bao gồm phẫu thuật hoặc tạo hình laser cho mí mắt rộng. 

           Căng chỉ da mặt trẻ hóa. 

Phòng ngừa lão hóa da 

            Tránh tia cực tím mặt trời. 

            Tránh các hoạt động ngoài trời vào ban trưa. 

            Mặc quần áo chống nắng (ví dụ: mũ rộng vành, áo dài tay và quần hoặc váy). 

            Thoa kem chống nắng có chỉ số cao (SPF> 30) lên vùng da hở. 

            Không hút thuốc, và nếu có thể, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm. 

            Tập thể dục nhiều - những người năng động có vẻ trẻ hơn những người không hoạt động. 

            Ăn trái cây và rau quả hàng ngày. 

            Nhiều chất bổ sung đường uống có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm đã được ủng hộ để làm chậm quá trình lão hóa da và cải thiện sức khỏe làn da. Chúng bao gồm các carotenoid; polyphenol; chất diệp lục; nha đam; vitamin B, C và E; Nhân sâm đỏ; squalene; và axit béo omega-3. Vai trò của chúng trong việc chống lão hóa da là không rõ ràng.

           Để được tư vấn sâu hơn, xin vui lòng liên hệ TS.BS Phạm Cao Kiêm, ĐT: 0966771966, hoặc đến Thẩm mỹ Dr.Kiem tại địa chỉ: KC44 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Tây, Quận 7, TP Hồ Chí Minh.

 

 

Tài liệu tham khảo 

Stefan I. Liochev (2015), Which is the most significant cause of aging?,  Antioxidants, 4, 793-810. 

Leslie S. Baumann (2007), Skin ageing and its treatment, Journal of Pathology; 211: 241– 251. 

Vũ Nguyệt Minh (2017), Lão hóa da, Bệnh học da liễu, Tập 3, 437 – 445. 

Shoubing Zhang, Enkui Duan (2018), Fighting against Skin Aging: The Way from Bench to Bedside, Cell Transplantation, 27(5): 729 – 738. 

Jean Ayer, Amanda Oakley (2018), Skin ageing, DermNet NZ.

dr. Thu gọn

 

CCHN: 003197/BYT-CCHN, Bộ Y Tế - 28/12/2012

GPKD: 0316847265, Sở KHĐT-TP. HCM-10/5/2021

GPHĐ: 06644/HCM-GPHĐ - 09/12/2021 

GPQC: 02/2022/XNQC-SYTHCM - 06/01/2022

 

TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, hà Nội

Điện thoại: 0966 771 966

Hotline: 0966 771 966

<script src="https://uhchat.net/code.php?f=dd0b8f"></script>

Vị trí thẩm mỹ

 
  • Mô tả

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Xin chào quý khách, mời quý khách nhập thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong vòng 24h!

    Đăng ký tư vấn

    Đăng ký tư vấn

    Họ tên(*)
    Trường bắt buộc

    Điện thoại
    Invalid Input

    Email(*)
    Trường bắt buộc

    Đăng ký

  • Dang ky ngay