TĂNG SẮC TỐ SAU VIÊM
TS.BS Phạm Cao Kiêm
TĂNG SẮC TỐ SAU VIÊM LÀ GÌ ?
Tăng sắc tố sau viêm (postinflammatory hyperpigmentation: PIH) là biểu hiện tăng sắc tố sau bỏng (ví dụ bỏng nhiệt, bỏng bô xe máy) hoặc bệnh lý da (ví dụ: viêm da, nhiễm trùng). Tăng sắc tố sau viêm chủ yếu xuất hiện ở da sẫm màu. Tăng sắc tố sau viêm còn được gọi là bệnh hắc tố mắc phải.
NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG SẮC TỐ
Nguyên nhân gây tăng sắc tố là do lắng đọng melanin ở lớp tế bào sừng do viêm nhiễm ở da. Khi da bị viêm nhiễm đã kích thích tế bào sắc tố tăng cường sản xuất và vận chuyển melanin đến tế bào sừng.
Tăng sắc tố thường xảy ra ở người có tuýp da sẫm màu và ở vùng da hở.
Một số thuốc gây tăng sắc tố như thuốc kháng sốt rét, clofazimine, tetracycline, bleomycin, doxorubicin, 5-fluorouracil…
PIH thượng bì
Có sự gia tăng sản xuất và chuyển melanin đến các tế bào sừng xung quanh. Sự gia tăng hoạt động của tế bào hắc tố này là do kích thích bởi các prostanoid, cytokine, chemokine và các chất trung gian gây viêm khác cũng như các loại oxy phản ứng được giải phóng trong quá trình viêm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các đặc tính kích thích tế bào hắc tố của leukotrienes (LT), chẳng hạn như LT-C4 và LT-D4, prostaglandin E2 và D2, thromboxan-2, interleukin (IL) -1, IL-6, yếu tố hoại tử khối u (TNF ) - α, yếu tố tăng trưởng biểu bì và các loại oxy phản ứng như oxit nitric.
PIH trung bì
PIH trong lớp trung bì là kết quả của tổn thương do viêm gây ra đối với các tế bào đáy, dẫn đến giải phóng một lượng lớn melanin. Sắc tố tự do sau đó được thực bào bởi các đại thực bào, gọi là melanophages, ở phía trên hạ bì và tạo ra màu xanh xám cho da ở nơi tổn thương.
BIỂU HIỆN TĂNG SẮC TỐ
Dát tăng sắc tố xuất hiện tại chỗ sau viêm như bỏng bô xe máy, bỏng nhiệt, mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc, chấn thương, cào gãi da…
Màu sắc từ màu nâu tới màu đen tuỳ thuộc vào mức độ bệnh và thời gian bị tăng sắc tố.
Màu đậm hơn nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
ĐIỀU TRỊ
Sử dụng thuốc ức chế tyrosinase, ức chế vận chuyển melanin, chống oxy hóa, tăng chu chuyển tế bào sừng.
Kem chống nắng hoạt phổ rộng, tránh nắng.
Sử dụng đơn độc hoặc kết hợp các loại thuốc sau: Hydroquinone, Kligman, Azelaic acid, Cysteamine cream, Vitamin C cream, Corticosteroid creams, kojic acid, arbutin, triết xuất licorice, mequinol, niacinamide, N-acetyl glucosamine, họ đậu, Azelaic acid gel, tranexamic acid.
Peel da: Peel nông bề mặt da để tăng chu chuyển tế bào và làm giảm melanin, peel sâu gây tăng sắc tố. Các hoạt chất sử dụng cho PIH gồm salicylic acid 20 – 30%, TCA 10 - 15%, glycolic acid 50 – 70%, dung dịch Jessner (salicylic acid, lactic acid, reorcinol), tretinoin…
Laser: Nd: YAG, alexandrite, IPL, Ruby, Pico laser.
PHÒNG TRÁNH TĂNG SẮC TỐ SAU VIÊM
Mụn trứng cá: Bôi retinoid có tác dụng kháng viêm và trắng sáng da, kết hợp các sản phẩm giảm sắc tố với thuốc điều trị mụn trứng cá.
Các thủ thuật da liễu:
Trước điều trị: hydroquinone, Glycolic acid, vitamin C chỉ có tác dụng giúp bệnh nhân làm quen với thuốc, không có tác dụng làm giảm PIH.
Trong điều trị: laser bóc tách có nguy cơ gây tăng sắc tố cao hơn laser không bóc tách. Điều chỉnh các thông số để hạn chế PIH.
Sau điều trị: chườm lạnh để giảm tổn thương da, bôi corticosteroid để giảm PIH, kem chống nắng.
Tại sao chọn Thẩm mỹ Dr.Kiem
TS.BS Phạm Cao Kiêm, Thầy thuốc ưu tú đã có 20 năm kinh nghiệm về điều trị tăng sắc tố sau viêm tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Thẩm mỹ Dr.Kiem có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và quy trình điều trị khoa học.
Đến với Dr.Kiem bạn sẽ nhận được hiệu quả điều trị cao nhất, an toàn nhất, chi phí hợp lý nhất.
Thông tin chi tiết xin liên hệ số điện thoại 0966771966, hoặc trực tiếp đến THẨM MỸ DR.KIEM tại địa chỉ KC44 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Các bạn tham khảo địa chỉ trên bản đồ ở dưới website. Xin trân trọng cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
1. Suteeraporn Chaowattanapanit, Narumol Silpa-archa, Indermeet Kohli, Henry W. Lim, Iltefat Hamzavi (2017), Postinflammatory hyperpigmentation: A comprehensive overview Treatment options and prevention, J Am Acad Dermatol;77: 607 - 21.
2. Erica C. Davis, Valerie D. Callender (2010), Postinflammatory Hyperpigmentation A Review of the Epidemiology, Clinical Features, and Treatment Options in Skin of Color a, J Clin Aesthetic Dermatol;3(7):20–31.
3. http://www.pigmentinternational.com on Saturday, January 11, 2020, IP: 117.194.228.62.