ĐIỀU TRỊ RÁM MÁ BẰNG LASER PICO
(Melasma, chloasma)
TS.BS Phạm Cao Kiêm
Rám má là gì
Rám má hay còn gọi là nám má là bệnh da mạn tính với biểu hiện lâm sàng là các đốm tăng sắc tố, đối xứng. Vị trí thường gặp là 2 má, môi trên, cằm và trán. Bệnh tuy lành tính nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh, ở phụ nữ, bệnh có thể tự phát hoặc có liên quan đến giai đoạn mang thai.
Nguyên nhân gây rám má
- Vai trò gen: Gen đóng vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của nám má:
+ Bệnh gặp chủ yếu ở nữ, tỷ lệ nam/nữ là ¼ - 1/20.
+ Người da sáng có tỷ lệ bị bệnh rám má cao hơn.
+ 60% bệnh nhân có tiền sử gia đình bị rám má.
- Ánh sáng mặt trời: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ làm oxy hóa lipid ở tế bào đáy, giải phóng các gốc tự do, các chất này kích thích tế bào sắc tố tăng sản xuất melanin.
- Hormon: là nguyên nhân gây bệnh đối với phụ nữ có thai. Cơ chế tác động của hormon gây nám má cho đến nay vẫn chưa rõ. Nồng độ các hormon estrogen, progesteron và hormon kích kích tế bào sắc tố (melanocyte- stimulating hormon - MSH) thường tăng ở giai đoạn 3 của thai kỳ. Tuy nhiên, nồng độ các hormone này ở những bệnh nhân chưa sinh đẻ lại bình thường. Bệnh tái phát lại khi sử dụng viên thuốc tránh thai tổng hợp hoặc sử dụng diethylstilbestrol để điều trị ung thư tiền liệt tuyến.
Thuốc tránh thai có chứa oestrogen and progesterone, hormone thay thế, dụng cụ tránh thai trong tử cung có thể gây nám má. Hormon chiếm ¼ số bệnh nhân rám má.
Nồng độ thấp thyroidism
Mạch máu: Có sự gia tăng về số lượng, kích thước, yếu tố tăng sinh nội mạch tại vị trí nám má.
Viêm da: Có sự gia tăng các yếu tố gây viêm như toll-like receptor 2- 4, interleukin 1b, interleukin 17, C - kit recetor, và cyclooxygenase kích thích tạo sắc tố,
Biểu hiện của rám má trên da mặt
Biểu hiện của rám má là các dát tăng sắc tố màu nâu nhạt cho tới, nâu đen, xanh đen, đối xứng hai bên, không triệu chứng, bờ không đều.
Màu sắc có thể đồng đều có thể không, ranh giới tổn thương thường không đều, tổn thương nhẵn, không có vảy, không ngứa, không đau. Tổn thương thường khu trú ở hai bên gò má, thái dương, trán, mũi, quanh miệng. Đôi khi tổn thương còn xuất hiện ở cánh tay trên. Các dát sắc tố này tăng đậm về mùa xuân hè, có giảm về mùa thu đông. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ gặp nhiều hơn. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi hai mươi và ở tuổi tiền mãn kinh nhưng đôi khi tổn thương xuất hiện trước cả khi dậy thì và đôi khi có những người tận đến 50 - 60 tuổi mới xuất hiện.
Phân loại rám má theo vị trí trên da
+ Rám má trung tâm: trán, má, mũi, môi trên.
+ Rám má ở vùng má: má, mũi
+ Rám má ngoại biên: vùng ngoài má
+ Rám má cằm: dọc hai bên hàm dưới.
+ Rám má viêm đỏ.
+ Poikiloderma of Civatte: là rám má đỏ da, giãn mạch do ánh sáng ở người lớn thường > 50 tuổi.
+ Rám má cánh tay: rám má ở vùng vai và trên cánh tay.
Phân loại rám má theo độ sâu:
+ Rám má nông – rám má thượng bì: thương tổn ở thượng bì chủ yếu là các dát màu nâu, vàng nâu, bờ rõ, nổi rõ dưới ánh đèn Wood lamp, đáp ứng tốt với điều trị.
+ Rám má sâu - rám má trung bì: thương tổn thương khu trú hoàn toàn trung bì, trên lâm sàng là các dát sắc màu nâu nhạt tới xanh xám, bờ không rõ. Không nổi dưới ánh sáng đèn Wood. Ít đáp ứng điều trị.
+ Rám má hỗn hợp: là dạng hay gặp. Tổn thương khu trú ở cả thượng bì và trung bì, trên lâm sàng các dát tăng sắc tố có màu không đồng đều, có vùng, chỗ vàng nâu, chỗ nâu đen, xanh đen, xen kẽ nhau. Dưới ánh sáng đèn wood có thương tổn nổi rõ (thương tổn nông), có thương tổn không nổi (rám má sâu). Đáp ứng một phần với điều trị.
Xét nghiệm: Để xác định loại rám má
Dùng một đèn Wood chiếu lên tổn thương vùng mặt trong bóng tối, nếu tổn thương tăng đậm hơn so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở thượng bì. Nếu tổn thương mờ đi so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở trung bì, nếu khi chiếu có tổn thương tăng đậm hơn, có tổn thương mờ đi so với mắt thường thì rám má khu trú ở cả thượng bì và trung bì, gọi là rám má hỗn hợp.
Điều trị
Tại sao điều trị rám má bằng laser Pico
Laser Pico là thế hệ công nghệ hiện đại nhất hiện nay.
Laser Pico phát xung cực ngắn giúp đánh tan sắc tố do rám má hiệu quả hơn các phương pháp khác.
Tia laser Pico chỉ phá hủy chọn lọc sắc tố màu nâu đen ở vùng bị rám má, không ảnh hưởng tổ chức lành xung quanh.
Thời gian điều trị ngắn, hiệu quả cao hơn laser thông thường.
Không đau.
Độ an toàn cao, đã được kiểm định.
Quy trình trị nám bằng Pico laser
Thăm khám bệnh nhân để đánh giá chi tiết: loại rám má (nông, sâu, kết hợp), vị trí…
Giải thích tỷ mỷ cho bệnh nhân về tình trạng rám má và khả năng đạt được sau điều trị.
Thoa tê hoặc tiêm tê vùng trị nám.
Tiến hành trị nám bằng máy laser Pico hiện đại thep kỹ thuật mới nhất.
Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị laser Pico.
Điện di lạnh để thư giãn vùng trị liệu ngay sau điều trị.
Tránh nắng 1 tuần sau điều trị
Dùng kem tránh nắng ngay và liên tục sau điều trị.
Sử dụng sản phẩm trị nám.
Kem dưỡng ẩm.
Phòng bệnh
Đề tránh bệnh phát sinh:
- Tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ.
- Đội mũ rộng vành, đeo kính, mặc áo dài khi ra nắng.
- Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai.
- Điều trị các ổ viêm nhiễm
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe - phát hiện các rối loạn nội tiết trong cơ thể để chỉnh kịp thời.
- Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, bia rượu nhiều, không hút thuốc lá, ăn nhiều hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin và khoáng chất.
Tại sao lựa chọn Thẩm mỹ Dr.Kiem
- Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Cao Kiêm nguyên là Trưởng khoa thẩm mỹ - Bệnh viện Da liễu Trung ương.
- TS.BS Phạm Cao Kiêm có 20 năm kinh nghiệm trong điều trị da liễu thẩm mỹ nói chung và điều trị rám má nói riêng.
- Thẩm mỹ Dr.Kiem trang bị máy Pico laser là loại laser thế hệ mới nhất, đem lại hiệu quả điều trị thẩm mỹ cao nhất và an toàn nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ số điện thoại 0966771966, hoặc trực tiếp đến THẨM MỸ DR.KIEM tại địa chỉ KC44 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Các bạn tham khảo địa chỉ trên bản đồ ở dưới website. Xin trân trọng cảm ơn.