CĂNG MI MẮT DO DA THỪA CHÙNG NHÃO NHĂN NHEO
TS.BS Phạm Cao Kiêm
Người Việt Nam có câu “con mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Oái oăm thay vị trí biểu hiện sớm nhất của lão hóa lại thể hiện trên da mi mắt vì vậy nó ảnh hưởng tới cửa sổ tâm hồn, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý con người.
Biểu hiện lâm sàng của lão hóa da mi mắt
Da mi mỏng: Bình thường da mi là nơi mỏng nhất của cơ thể, khi bị lão hóa da mi nhanh chóng biểu hiện sự mỏng manh teo đét, mất sức sống, da không còn căng bóng như tuổi thanh xuân. Các mạch máu dưới da hiện rõ khi kéo căng da, và biểu hiện của da mỏng cũng thể hiện rõ vào lúc căng da.
Da mi nhăn nheo: Các nếp nhăn biểu hiện rất rõ ở da mi. Nếp nhăn biểu hiện mức độ lão hóa trên da mi, da mi nhăn càng nhiều có nghĩa là lão hóa da càng nghiêm trọng, da mi nhăn ít chứng tỏ da mi ít bị lão hóa. Nép nhăn da thoáng qua ở tuổi 30 nhưng càng lớn tuổi thì nếp nhăn da càng nhiều, càng sâu, càng rõ nét. Nếp nhăn da mi cộng với nếp nhăn đuôi mắt, da má chảy sệ, rãnh cười sâu làm cho khuân mặt mắt thẩm mỹ nặng nề.
Da chùng nhão mất đàn hồi: Da dư thừa chùng nhão mất đàn hồi dồn lại ở vùng mi mắt gây khó chịu mỗi khi soi gương, gây mất tự tin khi giao tiếp xã hội. Khi kéo căng và thả ra thì da chậm co lại như hình thù ban đầu, da càng chậm trở về trạng thái ban đầu càng thể hiện sự chùng nhão nghiêm trọng.
Tăng sắc tố quanh mi mắt: Tăng sắc tố là biểu hiện của lão hóa da vùng mi mắt. Da biểu hiện vàng úa, thâm mắt, trên da có nổi những hạt màu vàng xen kẽ các chấm màu nâu, màu đen.
Biểu hiện về mặt mô bệnh học da mi mỏng là do các tế bào da xẹp lép teo dét, giảm tốc độ trong chu trình chuyển đổi, nhú bì xẹp, giảm số lượng sợi collagen, giảm sợi chun, chiều cao của lớp da thấp hơn bình thường.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây da mi lão hóa chùng nhão nhăn nheo là do yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh kết hợp. Các yếu tố nội sinh như đột biến gen, mãn kinh, gốc tự do, phản ứng oxy hóa…các yếu tố ngoại sinh như ánh nắng, ô nhiễm môi trường, giảm cân, cách sống tác động lên các yếu tố nội sinh làm cho quá trình lão hóa tiến triển mạnh hơn, da dư thừa nhăn nheo nhiều hơn.
Xử lý da chùng nhão nhăn nheo
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả da dư thừa chùng nhão nhăn nheo. Có hai kỹ thuật cắt da thừa là cắt da thừa dưới bờ mi và cắt da thừa trên rãnh lệ.
Cắt da thừa trực tiếp: Bác sĩ xác định lượng da thừa bằng cách kẹp da. Vè đường mổ phù hợp với da dư, tê tại chỗ và cắt bỏ da thừa.
Ưu điểm của kỹ thuật này là đơn giản dễ thực hiện, không nhìn thấy sẹo sau phẫu thuật.
Cắt da thừa ngay sát bờ mi: đây là kỹ thuật thông dụng được nhiều bác sĩ áp dụng. Đường cắt da ngay sát bờ mi nên dấu được sẹo sau phẫu thuật.
Cắt da thừa Dr Kiem: Để đảm bảo chắc chắn không lộn mi sau mổ, cắt đúng lượng da thừa thì phải cắt da thật chính xác. Cắt ít quá thì sau mổ da mi không căng, cắt nhiều quá dễ gây lộn mi. Dr Kiem cải tiến cách cắt da thừa mi dưới bằng việc xác định lượng da dư trong phẫu thuật và chỉ cắt đúng lượng da dư nên mang lại kết quả thẩm mỹ cao.
Tại sao chọn Thẩm mỹ Dr.Kiem
TS.BS Phạm Cao Kiêm, Thầy thuốc ưu tú đã có 20 năm kinh nghiệm về cắt da mi mắt chùng nhão nhăn nheo.
Thẩm mỹ Dr.Kiem có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và quy trình điều trị khoa học. Đã được Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh kiểm định và cấp phép.
Đến với Dr.Kiem bạn sẽ nhận được hiệu quả điều trị cao nhất, an toàn với giá cả cạnh tranh nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ số điện thoại 0966771966, hoặc trực tiếp đến THẨM MỸ DR.KIEM tại địa chỉ KC44 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Các bạn tham khảo địa chỉ trên bản đồ ở dưới website. Xin trân trọng cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
Pietro Bellinvia, MD; Francesco Klinger, MD; and Giacomo Bellinvia (2010), Lower Blepharoplasty With Direct Excision of Skin Excess: A Five-Year Experience, Aesthetic Surgery Journal: 30(5) 665 – 670.
Ruta Ganceviciene, Aikaterini i. Liakou, Athanasios Theodoridis, evgenia Makrantonaki2 and Christos C. Zouboulis (2012), Skin anti-aging strategies, Dermato-endocrinology; 4:3, 308–319.
Gottfried Lemperle, Ralph E. Holmes, Steven R. Cohen, Stefan M. Lemperle (2001), A Classification of Facial Wrinkles, Plast. Reconstr. Surg. 108: 1735 – 1750.