CẮT MÍ ĐÔI CHO NGƯỜI VIỆT
Vietnamese upper blepharoplasty
TS.BS Phạm Cao Kiêm
Tại sao phải cắt mí đôi ?
Lý do cần phải tạo hình thẩm mỹ mắt hai mí là vì mắt hai mí tạo cho vẻ mặt xinh hơn, lanh lợi hơn, dễ gần hơn, tin tưởng hơn, cuốn hút hơn mắt một mí. Mắt một mí, mắt lươn gây mất thiện cảm vì vẻ mặt trơ trơ khó nhìn, có cái gì đó nghi ngờ báo hiệu phải cảnh giác cao. Tổ tiên ta có câu “những người ti hí mắt lươn, trai thì trộm cắp gái buôn chồng người”. Do vậy, cắt mí đôi không chỉ giải quyết vấn đề thẩm mỹ mà nó còn cải thiện tâm lý và nâng cao hiệu quả trong giao tiếp xã hội.
Hiểu biết cơ bản về cắt mí
Mắt không có nếp mí gọi là mắt một mí, mắt có nếp mí gọi là mắt hai mí hay mí đôi. Mắt có nếp mí không rõ ràng, nếp mí ngắn, nếp mí mờ thường gọi là mí lót. Mắt có nếp mí cao thấp không đều nhau gọi là mí lệch.
Cắt mí đôi là một kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ để biến mắt một mí thành mắt hai mí. Kỹ thuật cắt mí được cải tiến liên tục nhằm mang lại kết quả thẩm mỹ cao hơn và an toàn hơn cho khách hàng.
Có hai kỹ thuật căn bản để tạo hình mí đôi như sau
Cắt mí toàn bộ hay còn gọi là cắt mí full: kỹ thuật này thường áp dụng cho khách hàng nhiều tuổi có da mi dư thừa, da mi dày, bọng mỡ mắt to, phì đại cơ vòng mi. Bác sĩ sẽ cắt bỏ da thừa, lấy mỡ mắt, xử lý cơ vòng mi để không những tạo hình mắt hai mí mà còn chỉnh hình cho mi mắt giảm mọng mỡ, hài hòa với khuân mặt.
Ưu điểm của kỹ thuật này là tạo được mí đôi hoàn chỉnh, dễ xử lý các vấn đề của mắt như da thừa, bọng mỡ, phì đại cơ. Tuy nhiên, nhược điểm tồn tại là thời gian phẫu thuật kéo dài.
Cắt mí mini: Cắt mí mini là tạo hình mí đôi bằng đường mổ rất ngắn. Lợi thế của đường mổ ngắn là khó nhìn thấy sẹo sau phẫu thuật, ít sưng nề, nhanh hồi phục. Bất lợi của kỹ thuật này là chỉ áp dụng với người trẻ da mi mỏng, ít bọng mỡ, không phì đại cơ vòng mi.
Sự khác nhau giữa cắt mí và nhấn mí: Nhấn mí hay còn gọi là bấm mí là kỹ thuật tạo hình mí đôi bằng chỉ y học. Chỉ có tác dụng kết nối mạc cơ nâng mi với tổ chức dưới da mi để tạo nên nếp mí. Cắt mí là phẫu thuật thẩm mỹ để tạo hình mí đôi bằng cách chỉnh sửa các khiếm khuyết của mắt như da dư, bọng mỡ, phì đại cơ…
Căn cứ vào tình trạng cụ thể trên mắt của từng khách hàng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp tạo hình mí đôi phù hợp nhất.
Thế nào là cắt mí người Việt Nam
Mắt của người Việt Nam khác hẳn với mắt của người Châu Âu về đặc điểm hình thái, cấu trúc, và quan điểm thẩm mỹ. Vì vậy, phẫu thuật thẩm mỹ mắt trên người Việt Nam cũng khác với người phương Tây.
Phẫu thuật mắt hai mí trên người Việt Nam phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
Hài hòa với mắt và khuân mặt: Độ cao, hình dáng của nếp mí phải cân đối với cấu trúc của mắt, hình dáng của mặt, sự hiện diện của mũi, lông mày, độ tuổi, công việc, và vị trí xã hội, truyền thống văn hóa người Việt Nam… Ví dụ, người lớn tuổi thì cần tạo hình nếp mí có độ cao vừa phải hoặc thấp. Ngược lại, gen Z thì cần nếp mí to rõ… Sự hài hòa của mí trên khuân mặt mang tính nghệ thuật trong tạo hình thẩm mỹ mí đôi vì vậy luôn có sự khác biệt về kết quả tạo hình mắt hai mí giữa các bác sĩ, giữa người Châu Âu, người Hàn Quốc với người Việt Nam.
Tự nhiên: Mí mắt càng tự nhiên càng được nhiều người ưa chuộng. Kết quả phẫu thuật đẹp tự nhiên như mí bẩm sinh là một tiêu chuẩn vàng cho người Việt Nam. Mí tự nhiên cũng là tiêu chuẩn trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mắt của người Hàn Quốc.
Nên cắt mí ở đâu ?
Để có cặp mí đẹp bạn cần phải chọn bác sĩ thẩm mỹ có uy tín, có kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề, và được cấp phép hoạt động.
Đến với Thẩm mỹ Dr Kiem bạn sẽ được tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Phạm Cao Kiêm trực tiếp tham khám và phẫu thuật. Tiến sĩ Kiêm đã có kinh nghiệm trên 50.000 ca cắt mí đôi tại bệnh viện Trung ương và thẩm mỹ viện.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ TS.BS Phạm Cao Kiêm tại địa chỉ KC44 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0977881966.
Tài liệu tham khảo
Chunmei Wang, Xiaoxia Mei, Lee L. Q. Pu (2021), Asian Upper Blepharoplasty in Women: A Comprehensive Approach for a Natural and Aesthetically Pleasing Outcome, Aesthetic Surgery Journal 2021, 1–10
Juwan Park, Changhyun Koh, Woong Chul Choi (2017), Asian upper blepharoplasty, J Cosmet Med;1(2):69 – 79.
Suzie H. Chang1 , William P. Chen2 , In Chang Cho3 , Tae Joo Ahn (2014), Comprehensive Review of Asian Cosmetic Upper Eyelid Oculoplastic Surgery: Asian Blepharoplasty and the Like, Arch Aesthetic Plast Surg.;20(3):129-139.
Hong Lim Choi , Myung Chul Lee , Young Seok Kim , Dae Hyun Lew (2014), Medial Epicanthoplasty Using a Modified Skin Redraping Method, Arch Aesthetic Plast Surg; 20(1):15 – 19.