GIÃN MAO MẠCH
TS.BS Phạm Cao Kiêm
Giãn mao mạch là gì
Giãn mao mạch là hiện tượng các mạch máu nhỏ xuất hiện trên da, nhìn thấy bằng mắt thường. Các mạch máu nhỏ có màu đỏ tím, màu đỏ, màu hồng hoặc màu xanh đen nằm ngay dưới da. Nếu không chữa các mạch máu này to ra, phình lên, lan rộng theo thời gian, nếu điều trị thì các mạch máu này thu nhỏ lại và biến mất.
Ảnh hưởng của giãn mao mạch
Thẩm mỹ: giãn mao mạch gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, đặc biệt là giãn mao mạch trên mặt.
Tâm lý: Giãn mao mạch gây tâm lý thiếu tự tin khi giao tiếp xã hội. Lý do thiếu tự tin không chỉ là vấn đề mất thẩm mỹ mà còn là vấn đề bệnh lý.
Nguy cơ của giãn mao mạch: có hai nguy cơ
+ Mao mạch sẽ to lên, giãn ra, lan rộng theo thời gian.
+ Dễ chảy máu khi va chạm, chảy máu ở mao mạch khó cầm hơn ở vùng khác.
Vị trí giãn mao mạch
Giãn mao mạch xuất hiện ở tất cả các vùng da trên cơ thê, tuy nhiên các vùng da hay xuất hiện và được chú ý nhiều nhất là.
Vùng mũi: Giãn mao mạch thường xuất hiện ở hai bên cánh mũi, các mạch máu có hình dáng như một cây màu đỏ có gốc ở rãnh cánh mũi, ngọn ở phía bờ cánh mũi. Giãn mao mạch ở sống mũi thường do nâng mũi quá cao hoặc do bệnh lý gây giãn mao mạch.
Vùng má: thường gặp hai dạng giãn mao mạch
+ Giãn mao mạch hình mạng nhện (hình sao): Kiểu giãn mao mạch này gặp ở nất kỳ lứa tuổi nào, mao mạch giãn có đặc điểm ở giữa nổi cao, màu đỏ tím, có các mạch máu tỏa ra xung quanh từ trung tâm trông gióng như mạng nhện.
+ Giãn mao mạch thông thường: các mao mạch bị giãn rộng xuất hiện ở vùng má có màu đỏ hoặc màu đỏ tím trông giống như những que tăm màu đỏ.
+ Vùng mắt: giãn mao mạch là một trong các bệnh lý gây thâm quầng mắt.
Giãn mao mạch mi trên: Nhìn thấy rõ các mao mạch bị giãn ở mi trên, các mạch máu này thường là tĩnh mạch, cũng có thể là động mạch nhỏ gây mắt thâm quầng.
Giãn mao mạch mi dưới: Mi dưới thường gặp hai dạng sau
Giãn mao mạch: Các mạch máu giãn, nhìn rõ khi căng da mi dưới. Đây là nguyên nhân gây thâm quầng mắt ở mi dưới.
Giãn tĩnh mạch: Các tĩnh mạch giãn rộng gây thâm đen vùng mi dưới.
+ Chân: Giãn mao mạch gặp ở vùng đùi, vùng cẳng chân, kheo chân, bàn chân, gót chân gây mất tự tin khi mặc váy. Ở vùng này màu sắc thương tổn có đặc điểm là xanh tím xem kẽ đỏ tím do có sự kết hợp của giãn mao mạch, giãn tĩnh mạch và giãn động mạch. Các mạch máu vùng này thường nằm sâu hơn các vùng khác nên điều trị cũng khó khăn hơn.
+ Thân mình: thường gặp hai loại
Dạng sẩn: thân mình thường gặp giãn mao mạch dạng sẩn, có đặc điểm là một sẩn màu đỏ, to bằng hặt gạo, hạt ngô, nổi cao trên da, va chạm dễ chảy máu khó cầm.
Dạng mạng nhện: dạng mạng nhện với đặc điểm như mô tả ở trên.
Nguyên nhân gây giãn mao mạch
Nguyên nhân do di truyền: giãn mao mạch do di truyền xuất hiện ở một số gia đình có cha mẹ và con bị giãn mao mạch.
Nguyên nhân do bệnh lý: có nhiều bệnh lý gây giãn mao mạch.
+ Bệnh lý do ánh sáng: tổn thương da do ánh sáng mặt trời, giãn mao mạch ở cổ do tổn thương da mãn tính lâu ngày.
+ Bệnh lý mãn tính: xơ cứng bì hệ thống, bệnh viêm da cơ, bệnh gan mãn tính, bệnh lupus ban đỏ…
+ Bệnh lý lành tính: bệnh trứng cá đỏ, quá sản tuyến bã…
+ Các thương tổn ở da: sẹo lồi, chiếu tia.
+ Bệnh lý ác tính: ung thư da tế bào đáy có hiện tượng các mao mạch giãn ở trên bề mặt khối u.
Nguyên nhân do thuốc:
+ Corticoid là nguyên nhân hàng đầu, hay gặp. Do việc sử dụng hoặc lạm dụng thuốc bôi, thuốc uống, thuốc tiêm có chứa corticoid lâu ngày gây mỏng da, teo mỡ, teo cơ dẫn đến các mạch máu lộ rõ dưới da.
+ Thuốc chẹn kênh can xi: sử dụng thuốc chẹn kênh can xi lâu ngày cũng gây giãn mạch máu da.
Điều trị giãn mao mạch
Có nhiều cách điều trị giãn mao mạch như đốt điện, phẫu thuật, laser màu, tiêm xơ mạch. Hiệu quả điều trị cao hay thấp, an toàn thế nào còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, trang thiết bị và tình trạng giãn mao mạch trên bệnh nhân.
Đốt điện: Đốt trực tiếp mạch máu hoặc quang đông qua da với đầu kim 30G.
Phẫu thuật: với mạch máu lớn hoặc dị dạng mạch máu kết hợp giãn mao mạch thì phải điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật có thể cắt bỏ mạch cấp máu, cất bỏ cả vùng dị dạng hoặc kết hợp, cũng có thể chỉ cần khâu thắt mạch dưới da.
Tiêm xơ mạch: tiêm xơ mạch thường áp dụng cho giãn tĩnh mạch chi dưới, không dùng cho động mạch. Các chất tiêm xơ gồm NaCl 20%, Sodium tetradecyl sulphate, Polidocanol. Có thể sử dụng chất tiêm xơ thông thường hoặc sử dụng dưới dạng bọt. Phải tiêm nhiều lần để đạt được 80%. Tác dụng không mong muốn có thể gặp là loét da, dị ứng, đau, tắc mạch.
Laser màu: laser màu hay còn gọi là laser mạch máu. Đây là loại laser chuyên điều trị giãn mao mạch.
Ưu điểm
+ Phá hủy chọn lọc mao mạch cần điều trị.
+ Không ảnh hưởng đến tổ chức lành xung quanh.
+ Hiệu quả điều trị cao.
+ An toàn.
Nhược điểm
+ Xuất huyết sau điều trị: Đây là hiện tượng các mạch máu bị phá hủy dẫn đến hồng cầu thoát mạch gây hiện tượng đỏ da. Biểu hiện này sẽ hết sau điều trị 2 – 3 tuần.
+ Phải điều trị nhiều lần mới đạt được kết quả mong muốn.
Để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp đã nêu ở trên. Hiệu quả điều trị cao hay thấp phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, trang thiết bị và tình trạng giãn mao mạch trên bệnh nhân..
Tại sao chọn Thẩm mỹ Dr.Kiem để điều trị giãn mao mạch
TS.BS Phạm Cao Kiêm, Thầy thuốc ưu tú đã có 20 năm kinh nghiệm về điều trị giãn mao mạch tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Đã nghiên cứu điều trị thành công giãn mao mạch và đã công bố công trình nghiên cứu khoa học trên tạp chí quốc tế.
Thẩm mỹ Dr.Kiem có trang thiết bị hiện đại và quy trình điều trị khoa học.
Đến với Dr.Kiem bạn sẽ nhận được hiệu quả điều trị cao nhất, an toàn nhất với chi phí hợp lý nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ số điện thoại 0966771966, hoặc trực tiếp đến THẨM MỸ DR.KIEM tại địa chỉ KC44 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Các bạn tham khảo địa chỉ trên bản đồ ở dưới website. Xin trân trọng cảm ơn.